Thay vì sử dụng các bệ bê tông truyền thống thì nhiều tiệm phun rửa, sửa chữa xe đã chọn cho mình những chiếc cầu nâng 1 trụhiện đại. Thiết bị này mang lại nhiều lợi ích, tạo sự chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng cho quá trình làm sạch.
Vậy cấu tạo cầu nâng 1 trụ như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về thiết bị nâng 1 trụ tiện dụng này nhé!
Cầu nâng một trụ được cấu thành từ ba bộ phận chính đó là xy lanh, bàn nâng và bình nhớt.
+ Xy lanh: Bộ phận này còn được gọi là ty nâng. Xy lanh này gồm piston, xy lanh, vòng đệm, gioăng làm kín. Đây là bộ phận quan trọng của bất kỳ chiếc cầu nâng nào chứ không riêng cầu nâng 1 trụ. Xy lanh có chức năng đẩy bàn nâng có chứa xe ô tô lên nhờ lực đẩy từ áp suất khí nén đến từ máy nén khí. Áp lực của khí nén trong xy lanh sẽ đẩy nhớt và ty cầu lên, từ đó xe được nâng lên dần dần.
+ Bàn nâng: Đây là bộ phận để giữ xe ô tô trong quá trình nâng xe. Bàn nâng được thiết kế có hình chữ H, với các nguyên vật liệu chắc chắn. Hiện nay, thép gai là nguyên liệu chính của nhiều loại bàn nâng cho khả năng vận hành bền bỉ, tạo độ ma sát cho xe từ đó tăng độ an toàn trong quá trình vận hành.
Có hai loại bàn nâng chính đó là bàn nâng hở 4 bánh xe và bàn nâng toàn xe giúp nâng cả 4 bánh xe. Loại bàn nâng toàn xe được sử dụng phổ biến hơn do độ an toàn cao, tiện dụng hơn.
+ Bình nhớt: Đây là một thành phần cũng rất quan trọng giúp cho cầu nâng có thể vận hành được. Nhớt trong bình chứa sẽ được đưa vào ty nâng qua hệ thống van khóa và đường dẫn nhớt khi áp lực khí nén được đưa vào hay xả ra. Nhớt trong bình sẽ hỗ trợ cho việc ty nâng được đẩy lên, góp phần cho quá trình nâng lên hạ xuống dễ dàng.
>>> Tham khảo thêm: Cách sử dụng cầu nâng 1 trụ.
>>> Xem thêm: Tư vấn mở tiệm rửa xe tại Miền Trung.
Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm cầu nâng 1 trụ đã được bày bán rất phổ biến. Các model cầu nâng nhập ngoại từ Ấn Độ, Italia,... là được ưa chuộng hơn cả, đặc biệt là Ấn Độ. Ngoài ra các model cầu nâng của Việt Nam cũng dần chiếm được cảm tình của người tiêu dùng nhờ mang nhiều ưu điểm.